Wednesday 23 September 2015

Cách dùng giới từ At, On, In với ngày, tháng, năm, mùa, buổi

     Cách dung giới từ chỉ thời gian At, On, In với ngày, tháng, năm, mùa, buổi

     Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một số giới từ chỉ thời gian: in, on, at. (Trước đây chúng ta đã học những giới từ này nhưng là chỉ nơi chốn như on the table, in the room… ) . Có rất nhiều giới từ chỉ thời gian, chúng ta chỉ học trước ba từ thông dụng này nhé. Bài này ngắn và đơn giản nhưng cần thiết cho những bài sau.
 
     - At: dùng với giờ : at 4:00, at 2:30, at noon, at midnight (chúng ta đã biết trong bài học giờ rồi, noon và midday là 12g trưa và midnight là 12g đêm, cũng là giờ thôi... )
     + Ngoại lệ: at night, at weekend.

     - On: dùng với thứ (hai, ba , tư,...), ngày, hoặc ngày đi cùng với tháng, năm.
        Ex: on Monday, on March 8th, on July 20th, 1999
 
     - In: dùng với khoảng thời gian dài: buổi (sáng. trưa...), mùa, tháng , năm.
        Ex: in the evening (phải có "the" nhé) , in summer, in June, in 2007

Wednesday 16 September 2015

Phân biệt Made of và Made from trong tiếng Anh

Trong tiếng anh rất dễ nhầm lẫn giữa 2 cụm "Made from" và "Made of" kể cả với những người nắmkhá chắc ngữ pháp tiếng anh. Vậy, hãy cùng Ad tìm hiểu sự khác nhau giữa chúngnhé !

* Ví dụ với “Made of”:
- This shirt is made ofcotton.
- This house is made of bricks.
- The keyboard I use on my computer is made of plastic.
* Ví dụ với "made from":

- Paper is made from trees.
- Wine is made from grapes.
- This cake is made from all natural ingredients.

--> Vậy nếu chúng ta nhìn vào các ví dụ trong nhóm đầu sẽ thấy là chúng có chung một dạng.

The cotton - vải  trong ví dụ về chiếc áosơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải - still is cotton. Nó không thay đổidạng thức hay trở thành một chất liệu khác.

Cũng tương tự, the brick - viên gạch - trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũngkhông thay đổi và vẫn là gạch. Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là nhựa -plastic.

Vì thế chúng ta nói:

- This shirt is made of cotton.
- This house is made of bricks.
- The keyboard I use on my computer is made of plastic.

+ Còn trong trường hợp các ví dụ ở nhómsau, cây - trees - trong ví dụ The paper is made from trees thì khi đó cây cối- trees  không còn là cây nữa, mà đã trởthành giấy.

+ Nếu chúng ta nói Wine is made from grapes - trái nho - thì những quả nho đãkhông còn là nho khi được làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ nàysang thành một chất khác, mà trong trường hợp này là từ nho thành rượu vang.

+ Tương tự bột - flour  và trứng - eggs  với đường - sugar - đã làm thành bánh ngọttrong ví dụ: This cake is made from all natural ingredients.

* Tóm lại quy tắc chung là:

- Nếu một chất liệu nào đó vẫn giữ nguyên dạng thức của nó thì chúng ta dùng made of.

- Nhưng nếu dạng thức của chất liệuđó thay đổi trong quá trình làm ra hay chế biến, chúng ta dùng made from.

Phân biệt Same, Similar, Like, Alike trong tiếng Anh

1. Similar: Tương tự
Công thức:
Similar to
Ví dụ: Your hat is similar to mine. (Nón của bạn tương tự nón tôi)
2. The same: Giống nhau
Công thức:
The same (as +N)
Ví dụ: Your hat and my hat are the same. (Nón của bạn và nón của tôi thì giống nhau)
Your hat is the same as yours. (Nón của bạn giống nón tôi)
3. Like: Giống (như)
Like có nhiều loại từ và nhiều nghĩa khác nhau nên ta cần phân biệt để dùng cho đúng. Thông thường like được dùng nhiều nhất khi là động từ, mang nghĩa “thích”. Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét like với hình thức là giới từ mà thôi.
Like (giới từ)
Khi là giới từ, like sẽ luôn có danh từ theo sau và phản nghĩa của nó là unlike (không giống như)
Công thức:
Vài công thức thường gặp của like (pre) là:
Be + like + N
Ví dụ: Your hat is like yours. (Nón của bạn giống nón tôi)
N + like + N
I have a hat like yours. (Tôi có 1 cái nón giống cái của bạn)
(Un)like + N, + mệnh đề
Like his father, he is a teacher. (Giống như cha mình, anh ta cũng là một giáo viên)
Unlike him, I want to go there. (Không giống anh ấy, tôi lại muốn đi đến đó)
4. Alike: Giống nhau
Công thức:
Alike luôn đứng một mình
Ví dụ: Your hat and my hat are alike. (Nón của bạn và nón của tôi thì giống nhau)

Thursday 10 September 2015

Sự khác biệt giữa House và Home trong tiếng Anh

       Trong tiếng Anh khi nói "HOUSE" thì người ta chủ ý nói về một kiến trúc, một toà nhà,công trình xây dựng, một biệt thư... nói chung là khi dùng "HOUSE" là chỉ vỏn vẹn muốn nói về "bất động sản" thôi.

       Khi nói về "HOME" là khi người ta muốn nói về "một mái ấm gia đình". "HOME" là một nơi có người ta cư trú ở trong đó, còn "HOUSE" thì chỉ là một bầt động sản không tri giác và cũng không có nghĩa là có người ở trong đó. "HOME" là cái "HOUSE" nhưng là cái "HOUSE" có người cư trú ở trong đó, nói tóm lại thì "HOME" là "MÁI ẤM GIA ĐÌNH", còn "HOUSE" thì chỉ là "CĂN NHÀ TRỐNG VÔ TRI GIÁC" mà thôi.

       "HOME": Nơi cư trú, mái gia đình (của bất cứ ai).

       Ex: I have (own) 5 houses, but my family and I only live in one house, and that house is my HOME.

       - Nơi của một gia đình cư ngụ.
       Ex: This mud hut is my happy HOME.

       - Nơi sinh thành hay tổ quốc của một ai đó.
       Ex: Viet Nam is my HOME.

       - Nơi săn sóc người ta.
       Ex: That place is a HOME for the elderly.

       - Môi trường sống của thú vật.
       Ex: The jungle is where tigers called HOME.

       "HOUSE":
       - công trình kiến trúc, công trình xây dựng
       - toà nhà, "building".

       **Người ta bán nhà chứ không ai bán gia đình. = People do not sell "HOMES", they sell "HOUSES".

Phân biệt On time, In time trong tiếng Anh

     1. On time:
      + On time = đúng giờ, không trễ. Nếu một sự việc nào đó xảy ra “on time”, tức là nó xảy ra đúng giờ qui định hay vào đúng lúc dự tính:
        Ex:
        - The 11.45 train left on time.  it left at 11.45)
        (Chuyến xe lửa 11 giờ 45 khởi hành lúc 11 giờ 45)
        A : I’ll meet you at the corner at 7.30
        B: Okay, but please on time  don’t be late / be there at 7.30)
        A (Tôi sẽ gặp bạn ở góc đường lúc 7h30)
        B (Được! Nhưng làm ơn đúng giờ đấy nhé.) (=đừng đến trễ / hãy đến đó lúc 7h 30).

        - The conference was very well organized. Everything began and finished on time.
        (Buổi hội thảo được tổ chức rất chu đáo. Mọi việc đều bắt đầu và kết thúc đúng giờ)

        2. In time:
        + In time (for something / to do something) = (vừa kịp lúc (sớm một chút) để làm gì.
        Ex: - Will you be home in time for dinner?  soon enough for dinner).
        (Bạn sẽ cề nhà kịp bữa tối chứ?)
        - I’ve sent Jill her birthday present. I hope it arrives (for her birthday) in time.
        (=soon enough for her brithday)
        (Tôi đã gởi quà sinh nhật cho Jill. Tôi hy vọng nó đến kịp lúc)
        - I must hurry. I want to get home in time to see the football match on television.
        (Tôi phải vội. Tôi muốn về nhà kịp giờ để xem trận bóng đá trên tivi)

        + Trái nghĩa với in time là too late (quá trễ)
        - I got home too late to see the football macth.
        (Tôi đã về nhà quá trễ nên không kịp xem trận bóng đá)

        + Hãy lưu ý đến thành ngữ just in time (vừa kịp lúc, vừu đúng lúc).
        - We got to the station just in time to catch the train.
        (Chúng tôi đến nhà ga vừa kịp lúc lên tầu)
        - A dog ran across the road in front of the car, but I managed to stop just in time (to avoid hitting the dog).
        (Một con chó chạy băng qua đường trước đầu xe, nhưng tôi đã dừng đượ xe vừa kịp lúc) (để khỏi đụng con chó).
Lưu ý:
        - On time được sử dụng khi chúng ta đến ĐÚNG thời điểm mà đã định trước, không sớm hơn hay muộn hơn.
        - In time được sử dụng khi chúng ta đến TRƯỚC thời điểm định trước tức là sớm hơn một chút.Chắc khi các bạn làm bài tập tiếng Anh (đối với các bạn đang học cấp 2 cấp 3 hay ôn thi ĐH) các bạn thường phân vân giữa việc sử dụng "on time" và "in time" phải không ?

Phân biệt SAY, TELL, SPEAK, TALK trong tiếng Anh

      1. SAY
      - Say không bao giờ có tân ngữ chỉ người theo sau. Bạn có thể sử dụng say something hoặc say something to somebody. Say thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó (chú trọng nội dung được nói ra)
      Ex: "Come in", she said.

      - Chúng ta không thể nói "say about", nhưng có thể nói "say something about".
      Ex:
      I want to say something/a few words/a little about my job. (Tôi muốn nói vài điều về công việc của tôi)
      Please say it again in Vietnamese. (Làm ơn nói lại bằng tiếng Việt).
      They say that he is very ill. (Họ nói rằng cậu ấy ốm nặng).

      2. TELL

      - Có nghĩa “cho biết, chú trọng, sự trình bày”. Thường gặp trong các kết cấu cơ bản : tell sb sth (nói với ai điều gì đó), tell sb to do sth (bảo ai làm gì), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì).
      Ex:
      +The teacher is telling the class an interesting story. (Thầy giáo đang kể cho lớp nghe một câu chuyện thú vị).
      +Please tell him to come to the blackboard. (Làm ơn bảo cậu ấy lên bảng đen).
      +We tell him about the bad news. (Chúng tôi nói cho anh ta nghe về tin xấu đó).

      - Tell thường có tân ngữ chỉ người theo sau và thường có 2 tân ngữ.
      Ex: Have you told him the news yet?

      - Tell cũng thường được sử dụng với mệnh đề that.

      Ex: Ann told me (that) she was tired.

      - Tell được dùng để đưa ra sự kiện hoặc thông tin, thường dùng với what, where,...
      Ex: Can you tell me when the movie starts?

      - Tell cũng được dùng khi bạn cho ai đó sự hướng dẫn.
      Ex: The doctor told me to stay in bed.
      hoặc The doctor told me (that) I had to stay in bed.
      hoặc The doctor said (that) I had to stay in bed.
      Không dùng: The doctor said me to stay in bed.

      3. SPEAK

      - Có nghĩa là “nói ra lời, phát biểu”, chú trọng mở miệng, nói ra lời. Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ thứ tiếng "truth” (sự thật).
      Ex:
      + He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biểu trong cuộc mít tinh).
      + I speak Chinese. I don’t speak Japanese. (Tôi nói tiếng Trung Quốc. Tôi không nói tiếng Nhật Bản).

      - Khi muốn “nói với ai” thì dùng speak to sb hay speak with sb.
      Ex: She is speaking to our teacher. (Cô ấy đang nói chuyện với thày giáo của chúng ta).

      4. TALK

      Có nghĩa là”trao đổi, chuyện trò”, có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác “nói’. Thường gặp trong các kết cấu: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).
      Ex:
      + What are they talking about? (Họ đang nói về chuyện gì thế?).
      + He and his classmates often talk to eachother in English. (Cậu ấy và các bạn cùng lớp thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh).

Wednesday 9 September 2015

Phân biệt See, Look, Watch, View trong tiếng Anh

        Đây là bốn từ có nghĩa tương tự nhau, đều có liên quan đến việc chúng ta sử dụng thị giác. Tuy nhiên, có hai đặc điểm giúp chúng ta phân biệt cách dùng của các từ này: hành động nhìn/xem là chủ động hay không chủ động và mức độ chăm chú của hành động nhìn/xem ấy.

        1. See:  Tức là “biết được/ý thức/nhận thức được những thứ xung quanh bạn bằng cách sử dụng mắt”. Tiếng Việt tương đương của từ này là “thấy”, tức là chúng ta nhìn mà không có chủ đích thực hiện hành động nhìn đó. Ví dụ sau đây sẽ giúp làm sáng rõ cách dùng và nghĩa của từ này:

           She opened her eyes and saw a man approaching her.
           (Cô ta mở mắt ra và thấy một người đàn ông tiến gần về phía mình.)

        Rõ ràng là cô ta không chủ động nhìn người đàn ông mà chỉ “thấy” ông ta vì ông ta đang ở ngay trước mắt.

       2. Look: Nghĩa là “hướng/di chuyển mắt của bạn để thấy”. Từ định nghĩa này ta thấy rằng một khi đã look là chúng ta đã chủ định/cố ý nhìn ai hay cái gì đó. Tiếng Việt tương đương là “nhìn”.

        Ví dụ: I looked at her lovely dress and smiled. (Tôi nhìn cái đầm xinh xắn của cô ấy rồi mỉm cười.)

         If you look carefully you can see that the painting represents a human figure.
         (Nếu bạn nhìn kỹ thì bạn có thể thấy rằng bức tranh này thể hiện hình dáng một con người.)

        3. Watch: Nghĩa là “nhìn cái gì đó một lúc, đặc biệt là thứ đó đang thay đổi hoặc chuyển động”. Nói một cách dễ hiểu thì watch chính là look carefully, tức nhìn chăm chú (hơn so với look). Cách dịch tương đương phổ biến của từ này là “xem (một trận bóng đá, chương trình truyền hình …), theo dõi, quan sát”.

         Ví dụ: I sit by the window and watch people walking past. (Tôi ngồi cạnh cửa sổ quan sát mọi người qua lại.)

          He spent the entire evening watching a soccer game.
          (Anh ta dành cả buổi tối xem bóng đá.)

          He watched to see what would happen next.
          (Anh ta chăm chú để ý xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.)

         4. View: Nghĩa là “nhìn vào cái gì đó, đặc biệt là vì nó đẹp hoặc do bạn thích nó”. Qua định nghĩa này, ta thấy view rõ ràng là nhìn có chủ định; và vì vật đó đẹp hoặc do chúng ta thích/quan tâm đến nó nên có thể hiểu từ này mang nghĩa “ngắm”, mức độ chăm chú thì có thể nói cũng tương tự như watch.

         Ví dụ:
         Thousands of tourists come to view the gardens every year.
         (Hàng ngàn du khác đến ngắm những khu vườn này mỗi năm.)

          The mountain is best viewed from the north.
           (Ngắm ngọn núi đó từ phía bắc là lí tưởng nhất.)

        Tóm lại:

        - See: nhìn không chủ định (thấy)
        - Look: nhìn có chủ định
        - Watch: nhìn có chủ định và chăm chú, thường là vì có những chuyển động hay thay đổi
        - View: nhìn có chủ định và chăm chú (ngắm), thường liên quan đến yếu tố thưởng lãm

        Tất nhiên, bốn động từ này còn nhiều cách dùng khác, trong đó có một số cách tương đối trùng lắp, những gì đã nêu ở trên chỉ nhằm giúp phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chúng trong những tình huống nhất định.

Phân biệt giữa Learn và Study trong tiếng Anh

       Điểm chung của cặp từ "learn" và "study" là dạng từ (động từ) và cũng được dịch sang tiếng Việt là "học". Tuy nhiên, bản chất của hai động từ này là khác nhau

      1. Study:

     - "Study" được giải thích là hành động thiên nhiều về việc bạn nỗ lực nhớ, học thuộc một loại kiến thức gì đó. Chính vì vậy, "study" dùng phổ biến khi bạn ở trường "at school".

     Ví dụ: study Maths, study Medical degree
   
      2. Learn

     - "Learn" được giải thích bằng việc học một cách tự nhiên, thấm dần vào nhận thức mà không phải nỗ lực. Ví dụ: A child learns to speak from their parents.

     - "Learn" còn là việc học hỏi cho thấy bạn hiểu, thấm nhuần và rút ra được kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Ví dụ: learn to ride a bike, learn to play the piano, learn to make money.

       Điều khiến nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai từ này là bởi "study" là một trong các cách để "learn". Bạn cố gắng học thuộc, đọc, ghi nhớ một điều gì để hiểu về nó, và từ đó có thể sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Ngay từ định nghĩa "learn", bạn có thể thấy các cách để "learn" là "studying, practicing, being taught or experience". Ví dụ:

        - I study English grammar to learn it.(Tôi học thuộc ngữ pháp tiếng Anh để hiểu, dùng được nó).

       - I studied until 3am but I did not learn anything (Tôi ngồi học đến tận 3 giờ sáng nhưng chẳng thu nhận được gì).

       Bạn cũng có thể "learn" thông qua "practice". Ví dụ: "I learnt to play the piano by practicing every day" bởi bạn luyện tập và biến việc có thể chơi đàn thành một phần khả năng (skill) của bản thân.

       Điều quan trọng ở hai từ này là: "learn" là việc  học để bạn am hiểu, sử dụng kiến thức hoặc có được kỹ năng còn "study" là việc học liên quan đến đọc hiểu, cố gắng ghi nhớ.

Phân biệt worth ,cost ,value ,price trong tiếng Anh

1. Worth: đáng giá, có giá.
e.g. This old book is worth four dollars.
Cuốn sach cũ nầy đáng giá 4 đô la.

- Khi hỏi về giá trị của một vật, ta có thể dùng worth đi với what hoặc how much.
e.g. How much / What is that piano worth?
Cây dương cầm đó trị giá bao nhiêu vậy?

- Trong ngôn ngữ thường đàm, người ta ưu dùng động từ cost để hỏi giá, thay vì cấu trúc trên: How much / What does it cost?

- Ta không dùng danh từ worth để nói về giá trị tài sản của ai đó.

Chẳng hạn, không nói: "The worth of her house is now excess of $800,000".

Thay vào đó, ta dùng danh từ value:

Ex: "The value of her house is now excess of $800,000." (Trị giá căn nhà cô ta hiện giờ vượt quá 800000 đô

- Worthwhile: đáng giá, bỏ công, xứng đáng. Cấu trúc thông dụng: worthwhile + V-ing (xứng đáng bỏ thời gian / bỏ công làm việc gì đó

e.g. Is it worthwhile visiting Las Vegas?
  -Price và Cost đều là danh từ chỉ số tiền bạn cần để mua cái gì.

2. Price: Thường dùng cho các vật có thể mua và bán:

e.g. The price of eggs / cars (giá mua trứng / giá mua xe)
Oil price (giá xăng dầu)

3. Cost: Thường chỉ các dịch vụ hay quá trình; hoặc giá cả nói chung mà không đề cập một món tiền cụ thể:

e.g. The cost of getting married (Phí tổn cho việc kết hôn)
Production costs (Chi phí sản xuất)
The cost of living (Chi phí sinh hoạt)

4. Charge: Là số tiền bạn được yêu cầu phải trả để dùng cái gì đó hoặc để được sử dụng một dịch vụ:

e.g. Electricity charges (Tiền điện nước)
There is no charge for parking here.
Không phải trả phí đậu xe ở đây.

- Price, cost và charge cũng là những động từ:

e.g. The tickets were priced at $25. (Vé được niêm yết với giá 25 đôWink
Our trip didn't cost very much. (Chuyến đi của tụi tôi không tốn nhiều)
How much do they charge for a pizza? (Họ phải trả bao nhiêu để mua pizza ăn?)